Sống chung với mất thính lực
- Hãy luyện tập
2. Tập trung
Khi người đối thoại nói chậm, kiên nhẫn giúp bạn, hãy đáp trả bằng sự tập trung, chú ý vào người đối thoại. Sẽ không dễ dàng cho bạn trong gian đầu phải tập trung và nhìn chăm chú vào người đối thoại. Hãy nghĩ tới tương lai khi bạn có thể giao tiếp tốt trong thế giới đầy âm thanh với đôi tai khiếm thính thì sự nỗ lực này rất đáng có.
3. Sử dụng trí tưởng tượng
Nếu bạn chỉ nghe được có một hoặc hai từ trong một câu, bạn có thể tự suy ra những từ còn lại, hoặc ít nhất là ý nghĩa của chúng. Vì vậy, hãy dừng lại và suy nghĩ trước khi yêu cầu người nói lặp lại.
4. Giữ cho tinh thần tỉnh táo
Bạn càng dùng trí tưởng tượng và dự đoán, khả năng đọc tín hiệu môi của bạn càng tốt hơn, cho nên hãy cố gắng giữ cho tinh thần luôn tỉnh táo và nhạy bén trong mọi tình huống.
5. Luyện tập trước gương
Luyện tập trước gương có hai lợi ích, chúng giúp bạn thấy cử động đôi môi như thế nào và giúp bạn hiểu tốt hơn. Bạn có thể thực hành trước gương bất cứ lúc nào bạn muốn. Hãy nói tự nhiên, đừng cử động môi quá so với bình thường. Đọc câu một cách tự nhiên với tốc độ bình thường và quan sát hình môi xem khi nói chúng như thế nào.
6. Ghi nhớ rằng đọc tín hiệu môi nghĩa (speechreading) là: ĐỌC MÔI (lipreading) … +
Không chỉ đọc môi, mà còn đọc những biểu hiện trên khuôn mặt, cử chỉ và tình huống.
7. Cập nhật thông tin
Thật khó để đọc được một biểu hiện mà bạn không hề biết. Hãy cập nhật xem người ta đang nói về vấn đề gì bằng cách đọc sách, báo, tạp chí hiện hành.
8. Thư giãn và nghỉ ngơi đầy đủ
Hãy thực hành những bài học thư giãn vửa tốt cho sức khỏe vừa giúp ích cho việc đọc môi. Việc đọc tín hiệu môi thường căng thẳng, vì vậy hãy sắp xếp cuộc sống của bạn sao cho phù hợp.
9. Đừng nản chí
Việc học cần có thời gian và luyện tập. Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta rơi vào “khoảng lặng”, và bất cứ điều gì cũng không có ý nghĩa. Nhưng ngày hôm sau hãy cố gắng trở lại với công việc – tiếp tục đọc tín hiệu môi. Tại sao? Bởi vì, mặc dù đây không phải là phương pháp hoàn hảo, đọc tín hiệu môi vẫn giúp cho người khiếm thính giao tiếp một cách hiệu quả nhất.
10. Luyện tập và phát huy tính hài hước
Có thể dễ dàng cười trên những cách lần bạn mắc phải sai lầm khiến bạn cũng như người khác cảm thấy thoải mái hơn.
Mười lợi ích khi mất thính lực
Tôi đã từng tham dự hội nghị quốc tế liên quan tới lĩnh vực khiếm thính. Một câu nói làm tôi nhớ mãi “Người khiếm thị gặp hạn chế khi tiếp cận với đồ vật. Người khiếm thính gặp khó khăn khi tiếp xúc với chính con người”. Mất thính lực là một thiệt thòi và điều này là hiển nhiên, nhưng có đáng để bi quan với một cuộc đời. Mời bạn đọc về 10 lợi ích khi bị mất thính lực theo suy nghĩ của người khiếm thính Canada.
-
Bạn bè và gia đình của người khiếm thính phát triển thói quen nói tốt hơn.
-
Khả năng tập trung của người khiếm thính cao hơn, vì tiếng ồn nhỏ không làm mất tập trung.
-
Không phải bỏ dỡ bữa ăn, tắm vội tắm vàng để chạy đi nghe điện thoại.
-
Làm cho người khác cảm thấy quan trọng bằng việc yêu cầu họ lặp lại những gì vừa nói.
-
Không nghe được những gì người khác nói xấu sau lưng!
-
Không bị mất ngủ giữa đêm khuya vì sấm sét.
-
Không phải trả lời điện thoại ban đêm.
-
Có hiểu biết về tai hơn mọi người.
-
Trở thành người biết quan sát và nhạy cảm hơn người khác.
-
Là khách VIP khi đi máy bay, được hỗ trợ trong sự kiện công cộng.
THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI VIỆC MẤT THÍNH LỰC
Khi chúng ta phủ nhận/ che giấu tật khiếm thính trước những người khác, chúng ta đã cư xử như thể là chúng ta cảm thấy ngượng ngùng về điều đó. Một khi chúng ta trở nên thoải mái và cởi mở hơn với những người khác, thì họ cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn với chúng ta.
1. Đừng liên tục xin lỗi về tật khiếm thính của bạn, ví dụ như: "Tôi xin lỗi, tôi không nghe bạn". Hãy coi đó là sự thật. Thái độ của chúng ta nên là: Chúng tôi bị khiếm thính, cũng giống như một ai đó bị bệnh viêm khớp, chỉ như vậy thôi.
2. Hãy để người khác biết rằng bạn mất thính lực, đừng cho rằng họ sẽ tự động nhận ra nó. Giải thích trước về khuyết tật của bạn sẽ làm cho mọi người nhạy cảm hơn với nhu cầu của bạn.
3. Hãy để người khác biết rằng họ có thể làm cho việc giao tiếp trở nên hiệu quả hơn, Ví dụ: Đừng bỏ tay lên miệng – nói rõ – không la to.
4. Tại sân bay và trạm xe buýt, các lời chỉ dẫn thường được phát thanh. Điều này đôi khi gây khó khăn cho những người đeo máy trợ thính. Đừng ngần ngại yêu cầu giúp đỡ. Hầu hết mọi người sẵn sàng giúp đỡ bạn.
5. Nếu một người nói có một cái gì đó đáng nói một lần, thì điều đó đáng được nói lần thứ hai.
6. Hãy giữ nguyên tính cách hài hước của bạn.
(Tham khảo nguồn Catherine E. Shearer & Mary Ann Playford, Living with hearing loss, Shearer Hearing Resources)
Dương Phương Hạnh
Giám đốc Trung tâm Khiếm thính CED
Tổng thư ký Liên đoàn Khiếm thính Quốc tế (IFHOH)
Chủ tịch Liên đoàn Khiếm thính Châu Á - Thái Bình Dương (APFHD)