[CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT] NGUY CƠ BỊ MẤT THÍNH LỰC TỪ CHÍNH NHỮNG THÓI QUEN HẰNG NGÀY.

Bạn có đang bảo vệ đôi tai của mình một cách an toàn? Hôm nay, hãy cùng CED điểm qua bốn thói quen dường như ai cũng mắc phải, tưởng chừng như vô hại nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới đôi tai của bạn.

 

  1. ĐEO TAI NGHE THƯỜNG XUYÊN :

Đeo tai nghe thường xuyên sẽ gây giảm thính lực của người nghe, thậm chí có thể bị điếc. Khi đeo tai nghe thường xuyên, bạn cũng có thể mắc phải nhiều nguy cơ bệnh tật như:

  • Nhiễm trùng tai.
  • Tai bị đau dữ dội và tê buốt.
  • Ảnh hưởng tiêu cực tới não: sóng điện tử do tai nghe sản xuất trong quá trình hoạt động được cho là có khả năng gây hại đến não bộ của con người.
  • Làm tắc nghẽn đường lưu thông của không khí.

 

Cách tốt nhất để bảo vệ đôi tai của bạn là giữ cho âm lượng ở mức hợp lý, hạn chế nghe trong nhiều giờ (thời gian tối đa cho mỗi lần sử dụng tai nghe là 15 phút) và không nên dùng chung tai nghe với người khác.

 

  1. LẤY RÁY TAI:

Ráy tai là chất tự nhiên, do cơ thể sinh ra để giữ độ ẩm, chống nhiễm khuẩn cho vùng tai ngoài và ngăn ngừa vật lạ lọt vào lỗ tai. Theo quy luật tự nhiên, ráy tai sẽ từ từ tự thoát ra bên ngoài, cuốn theo nhiều mầm bệnh và tế bào da chết ra khỏi tai. Việc dùng tăm bông ngoáy hoặc vật nhọn để lấy ráy tai không những khiến bụi bẩn, vi khuẩn cùng với ráy đi vào trong sâu hơn mà còn có thể gây nhiễm trùng dẫn đến suy giảm thính lực.

 

Vì vậy, bạn không cần phải cố gắng dùng mọi cách để lấy ráy tai đâu nhé! Trừ trường hợp bị bịt kín bởi ráy tai thì hãy tới bác sĩ để có những tư vấn riêng.

 

  1. SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH TÙY TIỆN:

Bạn có bao giờ nghĩ tới những liều thuốc quen thuộc mà chúng ta mua ở hiệu thuốc có thể khiến bạn mất đi thính lực? Nhiều người trong chúng ta vẫn có thói quen tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để chữa các bệnh vặt như ho, cảm, sốt, đau tai…  mà không hiểu rõ tác dụng phụ của chúng. Việc làm này có thể dẫn đến bị suy giảm khả năng nghe, dần dần bị điếc, thậm chí bị điếc đột ngột.

 

Để đảm bảo an toàn cho đôi tai của bạn và sức khỏe của bản thân, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, khi dùng bất kỳ thuốc nào mà có các triệu chứng ù tai, chóng mặt, nghe kém thì cần dừng thuốc và đến cơ sở y tế chuyên khoa tai thần kinh để kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu trường hợp phát hiện muộn có thể dẫn tới điếc đột ngột và rất khó hồi phục thính lực.

 

  1. BỎ QUA CÁC BỆNH LÍ TƯỞNG CHỪNG KHÔNG LIÊN QUAN ĐẾN TAI:

 

Cơ thể con người là một hệ thống hoàn chỉnh, trong đó các bộ phận có quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Những căn bệnh như cảm cúm, viêm xoang, viêm mũi mãn tính, quai bị, tiểu đường, cao huyết áp, thiếu máu,... tưởng chừng như không liên quan đến tai nhưng thật sự nó ảnh hưởng rất nhiều đến bộ phận nhạy cảm này. Vì những bệnh này liên quan đến đường máu nuôi tai hoặc tác động trực tiếp đến tai, nó có thể làm cho dây thần kinh tai suy nhược dẫn đền ù tai hoặc bị điếc. Ngoài ra, căng thẳng quá mức, áp lực làm việc,  stress kéo dài đặc biệt khi bạn phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn cũng là một tác nhân không nhỏ dẫn đến ù tai. Ngay khi phát hiện, bạn phải tìm đến bác sĩ nhanh chống để chữa trị, tránh để lại hậu quả đáng tiếc.

 

Cuối cùng, lời khuyên hữu ích nhất mà CED dành cho bạn đó chính là nên kiểm tra tai định kì để phát hiện và trị liệu sớm nếu có vấn đề về thính giác. Ngoài ra, bạn nên tránh xa thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích không tốt cho thính giác. Giữ một tinh thần luôn thỏai mái và nghỉ ngơi đầy đủ chính là liều thuốc bổ dưỡng nhất cho đôi tai khỏe mạnh.  

CED

 

Từ khóa:

Bài viết liên quan

IFHOH, I Love You !
Người khuyết tật cần những kỹ năng gì?

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip