Giáo dục kết hợp Công tác xã hội – Mô hình phát triển toàn diện cho học sinh khiếm thính!
Chúng ta thường nghe câu “Cho cần câu và hướng dẫn cách câu cá”. Sự thể hiện “lá lành đùm lá rách” theo quan điểm này cho thấy nhận thức hướng về người khuyết tật cũng có xu hướng thay đổi tích cực hơn. Từ thiện hay việc cho con cá đã được nhìn ra thiếu sự phát triển bền vững, cho dù ở vài khía cạnh nào đó, từ thiện vẫn là giải pháp trong tình huống cấp bách.
Cũng như những tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng thiệt thòi, Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Người Khiếm Thính (CED) đã cố gắng tăng cường năng lực cho người khiếm thính để họ có thể nắm bắt được cơ hội. Vận động sự tham gia của người khiếm thính trong tiến trình hỗ trợ, là hình thức khuyết khích họ tự giúp trước khi nhận được sự trợ giúp.
Giáo dục làm nên sự thay đổi!
Trẻ nghe bình thường có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục nhưng trẻ khiếm thính thì không. Quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ khiếm thính đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía gia đình, nhà trường, chuyên viên thính học, chính quyền (chính sách) và sự nỗ lực của trẻ.
Khi trẻ sinh ra mất thính lực, nếu gia đình không có điều kiện mua hay không tiếp cận được nguồn hỗ trợ máy trợ thính cho trẻ; hoặc trẻ có máy trợ thính nhưng gia đình chưa có biện pháp can thiệp tích cực … trẻ sẽ học tại các trường chuyên biệt. Vấn đề, chỉ có trường cấp 1 chuyên biệt dành cho trẻ điếc. Một vài trong số các trường chuyên biệt này có chương trình cấp 2. Lĩnh hội giáo dục chưa đủ, liệu có làm nên sự phát triển cho trẻ?
Khi gia đình giúp trẻ khắc phục các điều kiện trên, trẻ có thể tham gia vào loại hình giáo dục hòa nhập. Trong môi trường này, như bao trẻ nghe bình thường khác, trẻ khiếm thính sẽ có điều kiện học lên cao. Vấn đề, làm thế nào phá bỏ rào cản về giao tiếp, nỗi sợ hãi trong đứa trẻ khi thấy mình chẳng giống ai với hai cái máy trợ thính (hay điện cực ốc tai), vì không “hiểu” cả những câu đơn giản nhất mà người khác nói.
Em TM khiếm thính bẩm sinh, cấy một điện cực ốc tai. Gia đình ở quê, gửi em lên thành phố học tại CED khi đã 7 tuổi, với mong muốn duy nhất là em có thể học hòa nhập (Lúc em được 6 tuổi, Gia đình đã xin cho em học hòa nhập lớp 1, nhưng em không học được). Khi học tại CED, ngoài tiết cá nhân, tiết học cùng với lớp, em còn có những buổi giao tiếp cùng các anh chị sinh viên công tác xã hội. Điểm mạnh của em là em rất thích đọc sách. Em chưa đọc thông viết thạo, nhưng luôn cầm sách và đọc theo trí tưởng tượng của em. Sau một năm học tại CED, năm học này, em đã trở về quê học lớp 1 và được giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn rất thích vì sự tự tin, năng động, thích nghi nhanh với môi trường.
LH trên 40 tuổi là người điếc bẩm sinh, chưa từng học qua trường lớp. Mong muốn của gia đình là LH có thể giao tiếp bằng bút đàm để có thể đi làm tự kiếm sống. Trong quá trình học, LH không chỉ được dạy văn hóa mà còn học các kỹ năng như biết tự giúp và giúp người khác. LH không tự đi lại, mọi việc điều nhờ chị và em gái chở. Việc học không khó đối với LH vì bạn rất siêng năng. Kinh tế gia đình cũng không là vấn đề vì mọi người đều hiểu rõ điều gì cần cho LH. Vần đề, gia đình cảm thấy có gánh nặng đưa rước làm ảnh hưởng đến cuộc sống từng cá nhân cũng như công việc kinh doanh của gia đình. Nhân viên công tác xã hội của CED lên kế hoạch hỗ trợ LH tự đi xe buýt theo tiến trình: đi cùng, quan sát từ xa, tự đi … Chỉ trong một tháng, LH đã độc lập trong việc đi lại, hiệu quả học tập vì thế cũng tốt hơn cũng như học được những kỹ năng mới qua hoạt động này.
Tại sao phải là công tác xã hội?
Các giáo viên dù dạy học sinh khiếm thính ở các trường chuyên biệt hay hòa nhập đều đau đầu vì học sinh khiếm thính của mình đã học lâu nhớ lại mau quên. Giải thích cho lý do này là “tại vì các em bị khiếm thính.” Bản thân là người khiếm thính với gần 10 năm làm việc về lĩnh vực khiếm thính, tôi có nhận xét là “Người khiếm thính học không nhớ, mau quên không phải vì khiếm thính mà do không có thói quen quan tâm tìm hiểu tại sao.” Trong sinh hoạt hàng ngày, người khiếm thính rất nhạy bén, nhìn sự vật/đồ vật gì một lần có thể nhớ ngay và hay tò mò tìm hiểu. Nếu họ áp dụng kỹ năng này trong việc học thì rất tốt qua “quan sát chữ và phân biệt sự khác nhau giữ chữ hoa/thường, y/i, có g/không g, dấu hỏi /ngã, sự ghép từ như hiếu thảo/lấy thảo v.v…” Nghe qua tín hiệu nhìn thấy là ưu điểm vượt trội của người khiếm thính, nhưng trong một số trường hợp, nhìn hành vi rồi “nghe” người khác nói gì đôi khi gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến mối quan hệ không chỉ giữa người khiếm thính với nhau, mà còn với người nghe bình thường. Có một em khiếm thính chưa từng chạy xe gắn máy. Một hôm, em mượn xe của đồng nghiệp để tập chạy. Dĩ nhiên, người đồng nghiệp không chấp nhận, do không biết ngôn ngữ ký hiệu, người này nói từng từ một kết hợp một khuôn mặt hơi khẩn trương vì lo lắng (nếu có tai nạn xảy ra). Em khiếm thính dĩ nhiên không nghe, chả hiểu người đồng nghiệp nói gì, nhưng qua “khuôn mặt nhăn nhó, quá ngầu”, đã nghĩ rằng “ích kỷ, khinh người khiếm thính …” Vậy có nên nâng cao hiểu biết cho người khiếm thính qua điều chỉnh hành vi?
Với các kỹ năng cơ bản của nghề công tác xã hội, việc kết hợp để giáo dục học sinh khiếm thính dễ hiểu và nhớ bài lâu hơn là điều có thể. Những câu/từ khó hiểu có thể giải thích qua hoạt động (làm thử), hoặc các em sắm vai trong các tình huống này. Vì vậy, với chiến lược giáo dục kết hợp với công tác xã hội, việc đào tạo người hỗ trợ là cần thiết và cũng là mục tiêu quan trọng của CED trong năm 2014.
Cũng như những tổ chức xã hội cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho đối tượng thiệt thòi, Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Người Khiếm Thính (CED) đã cố gắng tăng cường năng lực cho người khiếm thính để họ có thể nắm bắt được cơ hội. Vận động sự tham gia của người khiếm thính trong tiến trình hỗ trợ, là hình thức khuyết khích họ tự giúp trước khi nhận được sự trợ giúp.
Giáo dục làm nên sự thay đổi!
Trẻ nghe bình thường có nhiều cơ hội tiếp cận giáo dục nhưng trẻ khiếm thính thì không. Quá trình tiếp cận giáo dục của trẻ khiếm thính đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía gia đình, nhà trường, chuyên viên thính học, chính quyền (chính sách) và sự nỗ lực của trẻ.
Khi trẻ sinh ra mất thính lực, nếu gia đình không có điều kiện mua hay không tiếp cận được nguồn hỗ trợ máy trợ thính cho trẻ; hoặc trẻ có máy trợ thính nhưng gia đình chưa có biện pháp can thiệp tích cực … trẻ sẽ học tại các trường chuyên biệt. Vấn đề, chỉ có trường cấp 1 chuyên biệt dành cho trẻ điếc. Một vài trong số các trường chuyên biệt này có chương trình cấp 2. Lĩnh hội giáo dục chưa đủ, liệu có làm nên sự phát triển cho trẻ?
Khi gia đình giúp trẻ khắc phục các điều kiện trên, trẻ có thể tham gia vào loại hình giáo dục hòa nhập. Trong môi trường này, như bao trẻ nghe bình thường khác, trẻ khiếm thính sẽ có điều kiện học lên cao. Vấn đề, làm thế nào phá bỏ rào cản về giao tiếp, nỗi sợ hãi trong đứa trẻ khi thấy mình chẳng giống ai với hai cái máy trợ thính (hay điện cực ốc tai), vì không “hiểu” cả những câu đơn giản nhất mà người khác nói.
Em TM khiếm thính bẩm sinh, cấy một điện cực ốc tai. Gia đình ở quê, gửi em lên thành phố học tại CED khi đã 7 tuổi, với mong muốn duy nhất là em có thể học hòa nhập (Lúc em được 6 tuổi, Gia đình đã xin cho em học hòa nhập lớp 1, nhưng em không học được). Khi học tại CED, ngoài tiết cá nhân, tiết học cùng với lớp, em còn có những buổi giao tiếp cùng các anh chị sinh viên công tác xã hội. Điểm mạnh của em là em rất thích đọc sách. Em chưa đọc thông viết thạo, nhưng luôn cầm sách và đọc theo trí tưởng tượng của em. Sau một năm học tại CED, năm học này, em đã trở về quê học lớp 1 và được giáo viên chủ nhiệm cùng các bạn rất thích vì sự tự tin, năng động, thích nghi nhanh với môi trường.
LH trên 40 tuổi là người điếc bẩm sinh, chưa từng học qua trường lớp. Mong muốn của gia đình là LH có thể giao tiếp bằng bút đàm để có thể đi làm tự kiếm sống. Trong quá trình học, LH không chỉ được dạy văn hóa mà còn học các kỹ năng như biết tự giúp và giúp người khác. LH không tự đi lại, mọi việc điều nhờ chị và em gái chở. Việc học không khó đối với LH vì bạn rất siêng năng. Kinh tế gia đình cũng không là vấn đề vì mọi người đều hiểu rõ điều gì cần cho LH. Vần đề, gia đình cảm thấy có gánh nặng đưa rước làm ảnh hưởng đến cuộc sống từng cá nhân cũng như công việc kinh doanh của gia đình. Nhân viên công tác xã hội của CED lên kế hoạch hỗ trợ LH tự đi xe buýt theo tiến trình: đi cùng, quan sát từ xa, tự đi … Chỉ trong một tháng, LH đã độc lập trong việc đi lại, hiệu quả học tập vì thế cũng tốt hơn cũng như học được những kỹ năng mới qua hoạt động này.
Tại sao phải là công tác xã hội?
Các giáo viên dù dạy học sinh khiếm thính ở các trường chuyên biệt hay hòa nhập đều đau đầu vì học sinh khiếm thính của mình đã học lâu nhớ lại mau quên. Giải thích cho lý do này là “tại vì các em bị khiếm thính.” Bản thân là người khiếm thính với gần 10 năm làm việc về lĩnh vực khiếm thính, tôi có nhận xét là “Người khiếm thính học không nhớ, mau quên không phải vì khiếm thính mà do không có thói quen quan tâm tìm hiểu tại sao.” Trong sinh hoạt hàng ngày, người khiếm thính rất nhạy bén, nhìn sự vật/đồ vật gì một lần có thể nhớ ngay và hay tò mò tìm hiểu. Nếu họ áp dụng kỹ năng này trong việc học thì rất tốt qua “quan sát chữ và phân biệt sự khác nhau giữ chữ hoa/thường, y/i, có g/không g, dấu hỏi /ngã, sự ghép từ như hiếu thảo/lấy thảo v.v…” Nghe qua tín hiệu nhìn thấy là ưu điểm vượt trội của người khiếm thính, nhưng trong một số trường hợp, nhìn hành vi rồi “nghe” người khác nói gì đôi khi gây hiểu lầm, ảnh hưởng đến mối quan hệ không chỉ giữa người khiếm thính với nhau, mà còn với người nghe bình thường. Có một em khiếm thính chưa từng chạy xe gắn máy. Một hôm, em mượn xe của đồng nghiệp để tập chạy. Dĩ nhiên, người đồng nghiệp không chấp nhận, do không biết ngôn ngữ ký hiệu, người này nói từng từ một kết hợp một khuôn mặt hơi khẩn trương vì lo lắng (nếu có tai nạn xảy ra). Em khiếm thính dĩ nhiên không nghe, chả hiểu người đồng nghiệp nói gì, nhưng qua “khuôn mặt nhăn nhó, quá ngầu”, đã nghĩ rằng “ích kỷ, khinh người khiếm thính …” Vậy có nên nâng cao hiểu biết cho người khiếm thính qua điều chỉnh hành vi?
Với các kỹ năng cơ bản của nghề công tác xã hội, việc kết hợp để giáo dục học sinh khiếm thính dễ hiểu và nhớ bài lâu hơn là điều có thể. Những câu/từ khó hiểu có thể giải thích qua hoạt động (làm thử), hoặc các em sắm vai trong các tình huống này. Vì vậy, với chiến lược giáo dục kết hợp với công tác xã hội, việc đào tạo người hỗ trợ là cần thiết và cũng là mục tiêu quan trọng của CED trong năm 2014.
Tác giả bài viết: Dương Phương Hạnh Giám đốc CED Tổng thư ký Liên đoàn Nghe Kém Quốc Tế (IFHOH) Chủ tịch Liên đoàn Nghe Kém Châu Á – Thái Bình Dương (APFHD)
Nguồn tin: Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Người Khiếm Thính (CED)
Nguồn tin: Trung Tâm Nghiên Cứu Giáo Dục Người Khiếm Thính (CED)