NHẬN THỨC VỀ KHUYẾT TẬT LÀ QUAN TRỌNG
Vấn đề: “Bệnh viện thiếu thân thiện với người khiếm thính” (Ý kiến tiếp nhận từ hội thảo do CED tổ chức).
Chia sẻ: Việc đánh giá về sự thân thiện ở bệnh viện mang hàm ý chủ quan vì thiếu cơ sở để đánh giá “Thế nào là thân thiện”. Sự thân thiện có thể đến từ việc giao tiếp được:
- Người khiếm thính cần tự khoe mình bị mất thính lực để việc giao tiếp được thuận lợi và vì “cởi mở là điều quan trọng”;
- Nhân viên y tế phải được chia sẻ về những khó khăn trong giao tiếp của người khiếm thính; được huấn luyện kỹ năng giao tiếp; và có thời gian để thể hiện sự quan tâm, ...
CED hiện đang thực hiện dự án “Thúc đẩy việc hỗ trợ pháp lý ban đầu và thực thi chính sách thăm khám, chữa bệnh cho người khiếm thính (Điếc, Nghe kém, Mất thính lực muộn)”, do Liên minh Châu Âu, thông qua Tổ chức JIFF-Oxfam tài trợ:
- Nâng cao nhận thức cho người khiếm thính về quyền; hiểu đúng và biết kêu gọi hỗ trợ khi khám chữa bệnh;
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng cho nhân viên y tế, hỗ trợ bệnh viện có thêm năng lực thực hiện tiêu chí A2.5.
- Vận động chính sách để Bộ tiêu chí được bổ sung thêm các phương tiện/công cụ hỗ trợ người khiếm thính,... Mà mục đích cuối cùng là làm cho môi trường bệnh viện trở thành thân thiện bởi vì có sự tích cực trong nhận thức của cả hai phía: nhân viên y tế và người khiếm thính.
Kiến nghị của CED: Đưa chuyên đề đào tạo “Kỹ năng hỗ trợ người khiếm thính ở bệnh viện” vào chương trình đào tạo Cử nhân các ngành Công tác xã hội, Y tế Cộng đồng. |