TRUYỀN THÔNG PHÁP LUẬT
Tiếp nối chuỗi hoạt động truyền thông pháp lý cho các cộng đồng khiếm thính, phụ huynh, giáo viên/người hỗ trợ người khiếm thính, nhân viên y tế/bệnh viện của dự án “Thúc đẩy việc hỗ trợ pháp lý ban đầu và thực thi chính sách thăm khám, chữa bệnh cho người khiếm thính (điếc/nghe kém/mất thính lực muộn)” do Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (Justice Initiatives Facilitation Fund – JIFF) tài trợ mà CED đang thực hiện, trong tháng 12.2020, CED đã tổ chức 6 buổi truyền thông pháp luật với sự chia sẻ từ Luật Sư Nguyễn Thị Xuân Hương, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp lý cho Người nghèo Việt Nam tại TP. HCM như sau:
- Sáng thứ tư 16.12.2020, truyền thông cho 25 em học sinh cấp 1 khiếm thính tại Trung tâm Bảo trợ, Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người Tàn Tật TPHCM.
- Chiều thứ tư 16.12.2020, truyền thông cho 15 phụ huynh học sinh khiếm thính và 1 giáo viên tại Trung tâm Bảo trợ, Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người Tàn Tật TP. HCM.
- Sáng thứ bảy 19.12.2020, truyền thông cho 35 nhân viên CTXH ở bệnh viện và sinh viên CTXH tại Trường Tiểu học Lý Nhơn.
- Sáng chủ nhật 20.12.2020, truyền thông cho 32 người điếc tại CLB Người Điếc TP. HCM.
- Chiều Chủ nhật, 20.12.2020, truyền thông cho 14 phiên dịch NNKH tại CED.
- Chiều thứ tư, 23.12.2020, truyền thông cho 31 học sinh cấp 2 khiếm thính tại Trung tâm Bảo trợ, Dạy nghề và Tạo việc làm cho Người Tàn Tật TP. HCM.
Buổi nói chuyện nhằm truyền thông đến những người khiếm thính và những người hỗ trợ người khiếm thính (phụ huynh/thầy cô giáo/nhân viên CTXH/phiên dịch NNKH) kiến thức luật pháp về quyền lợi của người khuyết tật trong cuộc sống, thủ tục xác định mức độ khuyết tật, vấn đề bảo hiểm y tế và thăm khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, luật sư cũng lắng nghe, giải đáp các thắc mắc từ phía người tham dự.
Tại buổi truyền thông, những người tham dự đã thực hiện khảo sát “Đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu bệnh nhân khiếm thính: Khảo sát trường hợp “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam””, nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất hỗ trợ người khiếm thính (điếc, nghe kém, mất thính lực muộn) khi khám, chữa bệnh tại bệnh viện.
Những người tham dự đã có nhiều chia sẻ chân thành về những khó khăn khi là người khiếm thính đi thăm khám chữa bệnh cũng như có những góp ý đề xuất như ưu tiên người khiếm thính trong các quy trình hồ sơ thủ tục tại bệnh viện, đề xuất ứng dụng công nghệ để hỗ trợ người khiếm thính khám chữa bệnh ở những vùng xa xôi như phiên dịch trực tuyến, phần mềm ứng dụng có định vị cho người khiếm thính gọi cấp cứu khi gặp tai nạn...
Tin CED.