Quy trình hướng dẫn yêu cầu trợ giúp pháp lý

Trung tâm Nghiên cứu giáo dục Người khiếm thính (CED) đã thực hiện các buổi truyền thông pháp luật về các quy định pháp luật, chính sách hỗ trợ người khiếm thính nghe- nói/ký hiệu và hướng dẫn người khiếm thính yêu cầu trợ giúp pháp lý. CED xin thông tin đến quý bạn quy trình hướng dẫn yêu cầu trợ giúp pháp lý.  

Nhằm tiếp tục hỗ trợ và tìm hiểu sâu hơn về những nhu cầu của Người khiếm thính liên quan đến các lĩnh vực sau:

1. Những cấn đề pháp lý thường ngày mà Người khiếm thính đang cần tư vấn hoặc trợ giúp pháp lý trực tiếp (ví dụ: cần tư vấn về việc cấp giấy chứng nhận khuyết tật, các chính sách mà người khuyết tật sẽ được hưởng, BHYT, BHXH, Tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, hình sự...).

2. Chính sách thăm khám chữa bệnh tại các bệnh viện (ví dụ: cần người phiên dịch NNKH, cần tìm hiểu về chính sách thăm khám chữa bệnh cho NKT...)

Quý Anh Chị là người khiếm thính hay có con em, học sinh là người khiếm thính có nhu cầu trợ giúp pháp lý, xin vui lòng liên lạc qua số điện thoại/Zalo: 0868 456 321 gặp Mi để được hỗ trợ hoặc liên hệ trực tiếp đến Luật sư: Nguyễn Thị Xuân Hương qua số điện thoại/zalo: 090 701 0680

Trân trọng và Cảm ơn!
"Để Người Khiếm Thính Được Lắng Nghe" 

---

Tài liệu này là một hoạt động trong Dự án "Để Người Khiếm Thính Được Lắng Nghe", được biên soạn và ban hành với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU) thông qua Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (Quỹ JIFF) và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam quản lý. Các thông tin, ý kiến phân tích, khuyến nghị trong tài liệu này do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm Thính (CED) chịu trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.  

Dự án đang làm liên quan

Con là niềm tự hào của thầy cô
Lớp học vẽ của Trẻ em khiếm thính
Con ơi! Ba Mẹ thương con lắm!

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip