HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG: TỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG VIỆC

Ngày 14/12/2024, Bà Dương Phương Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm Thính (CED) đã có buổi trò chuyện với thanh niên khiếm thính về việc “Tự phát triển và công việc”.

Tâm tư của thanh niên khiếm thính:

  • Bạn đã trưởng thành, có đam mê riêng và có công việc ổn định, được nhìn nhận năng lực nhưng do nghe hạn chế nên vẫn cần hỗ trợ từ các anh chị đồng nghiệp. Làm thế nào để nghe tốt hơn để làm việc giỏi hơn nữa?
  • Làm sao để giao tiếp hiệu quả trong môi trường làm việc?

Theo Bà Hạnh, để việc giao tiếp đạt hiệu quả cần xem xét các yếu tố:

(1) Môi trường làm việc trực tiếp/ trực tuyến.

(2) Cách thức giao tiếp bằng lời nói/văn bản.

(3) Đối tượng là người quản lý trực tiếp/đồng nghiệp/phòng ban khác

(4) Mục đích và mục tiêu của việc giao tiếp: Nhận việc, trao đổi về yêu cầu của công việc, thảo luận về sản phẩm,v.v  

(5) Những hỗ trợ giao tiếp với người khiếm thính trong môi trường làm việc: Thông tin đến người khiếm thính cần cụ thể, rõ ràng, nhất quán và thông báo càng sớm càng tốt, nội dung công việc được phân công phù hợp với năng lực và chuyên môn mà người khiếm thính được đào tạo, tạo điều kiện cho người khiếm thính được nâng cao tay nghề và bồi dưỡng kỹ năng công việc trong quá trình làm việc.

(6) Người khiếm thính cần rèn luyện cho bản thân có thói quen chủ động, tự học hỏi, có tinh thần cầu tiến để tự phát triển bản thân và làm việc ngày càng tốt hơn nữa.

Dự án đang làm liên quan

SỐ PHẬN DO CON NGƯỜI TẠO RA
KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH
Con là niềm tự hào của thầy cô

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip