HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG: MẤT THÍNH LỰC VÀ TỰ PHÁT TRIỂN

Ngày 21/09/2024, Bà Dương Phương Hạnh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm Thính (CED) đã tư vấn cho bạn khiếm thính và gia đình về việc “Mất thính lực và tự phát triển – Làm thế nào để có những thành tựu nhất định trong cuộc sống.”

Nỗi trăn trở của phụ huynh:

  • Con đã trưởng thành và có công việc ổn định ở một cơ quan công lập, được nhìn nhận năng lực nhưng do nghe hạn chế nên vẫn cần hỗ trợ từ các anh chị đồng nghiệp. Làm thế nào để nghe tốt hơn để làm việc giỏi hơn nữa?
  • Làm sao để thi tiếng Anh TOEFL/TOEIC/IELTS.

Theo Bà Hạnh, để nghe tốt hơn cần xem xét hai yếu tố: mong muốn phát triển kỹ năng lắng nghe hay muốn trang bị công cụ hỗ trợ nghe tốt hơn. Nếu cá nhân xác nhận cam kết lâu dài với công việc ổn định hiện tại thì luyện tập để phát triển kỹ năng lắng nghe. Nếu cá nhân có kế hoạch phát triển bản thân trong một môi trường khác mà tiếng Anh là kỹ năng bắt buộc thì việc trang bị thiết bị hỗ trợ nghe như ốc tai sẽ có ích.

Về việc thi lấy chứng chỉ tiếng Anh, Hội đồng Anh có hỗ trợ cho người khiếm thính trong việc thi IEFTS ngồi gần loa, được nghe trực tiếp để đọc tín hiệu môi, hoặc có hỗ trợ phiên dịch lời nói thành văn bản. TOEFL thì có loại hình ITP phù hợp với người khiếm thính.

Dự án đang làm liên quan

SỐ PHẬN DO CON NGƯỜI TẠO RA
KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH
Con là niềm tự hào của thầy cô

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip