Làm cách nào để người khiếm thính tự tin hơn trong cuộc sống?
Người khiếm thính thường mất tự tin với chính bản thân mình. Vậy có cách nào để họ trở nên tự tin hơn không thay vì để việc nghe kém kiểm soát cuộc sống của mình? Họ có thể bắt đầu từ những điều rất nhỏ, từ chính môi trường hàng ngày của mình.
Một vài lời khuyên để xây dựng sự tự tin dưới đây bao gồm cả việc tương tác giao tiếp với mọi người xung quanh với thái độ đúng mực, thể hiện sự tích cực, quyết đoán với chính bản thân mình. Một thái độ tích cực để mọi người xung quanh hiểu rằng bạn không muốn gây ra bất cứ rắc rối nào, một thái độ quyết đoán để mọi người hiểu được nhu cầu giao tiếp của chính bạn. Bạn cũng cần tránh thái độ gây hấn & đòi hỏi.
Dưới đây là một vài lời khuyên để bạn xây dựng sự tự tin cho chính mình
HIỂU RÕ MỨC ĐỘ MẤT THÍNH LỰC CỦA MÌNH
Bạn nên tự nhận thức được mức độ nghe kém của mình, vì sao? Để bạn có thể mô tả cho người khác về việc bạn nghe như thế nào. Khi bạn nhận thức được sức nghe của chính mình, bạn có thể nói chính xác với người đối diện về cách họ giao tiếp để bạn có thể hiểu được. Thoạt đầu, điều này có vẻ khó nhưng theo thời gian sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn tự tin hơn để mô tả cho người đối diện về cách giao tiếp mà bạn muốn.
- “Hãy đứng trước mặt tôi khi bạn nói nhé, tôi sẽ nghe tốt hơn khi âm thanh đến từ phía trước”
- “Tôi đọc khẩu hình miệng (đọc tín hiệu môi), hãy đứng trước tôi khi bạn nói được không”
- “Tiếng ồn phía sau làm tôi khó nghe, chúng ta có thể vặn nhỏ radio xuống được không?”
HÃY SỬ DỤNG MÁY TRỢ THÍNH THÍCH HỢP VỚI TÌNH TRẠNG THÍNH LỰC
Nếu bạn có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu hoặc có khả năng đọc tín hiệu môi, việc trang bị thêm máy trợ thính thích hợp với sức nghe của mình sẽ giúp bạn giao tiếp tốt hơn rất nhiều với mọi người xung quanh.
Bạn có thể tham khảo dòng máy trợ thính công nghệ EasyHear 5G Beamforming với khả năng lọc nhiễu, khử tiếng ồn cao để nghe âm thanh rõ nét và trung thực nhất.
HÃY GIAO TIẾP CÓ SỰ CHUẨN BỊ TRƯỚC
Hãy nghĩ trước một bước, hôm nay bạn sẽ đi đâu và môi trường âm thanh ở đó như thế nào? Bạn có thể làm gì trong môi trường đó để nghe tốt hơn? Với sự chuẩn bị trước, bạn sẽ dễ dàng làm quen với những trở ngại khi nghe và khi đã tập quen với điều này, bạn sẽ tự tin hơn về việc bắt đầu những việc mới sau đó.
- Hôm nay bạn sẽ mang theo máy trợ thính chứ?
- Đến sớm để có chỗ ngồi tốt
- Liên hệ trước với ai đó để nhờ họ sắp xếp chỗ và nói cho họ biết nhu cầu nghe của bạn.
ĐẶT MỘT MỤC TIÊU NHỎ VÀ CỐ GẮNG HOÀN THÀNH MỤC TIÊU ĐÓ
Hãy bắt đầu bằng việc đặt ra một mục tiêu nhỏ, nghĩ về việc bạn có thể làm được, và đặt bản thân mình vào trong mục tiêu đó. Việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ sẽ giúp bạn can đảm hơn, và từ đó bạn có thể xây dựng những mục tiêu kế tiếp.
- Đến 1 buổi hội thảo/ hội nghị và sử dụng máy trợ thính, cố gắng nghe những nội dung trong buổi hội thảo đó
- Tìm 1 lớp học dành cho người khiếm thính, đọc ngôn ngữ ký hiệu, đọc ký hiệu môi…, liên hệ với trung tâm người khiếm thính để tìm hiểu thêm các chương trình của họ.
THAY ĐỔI MỘT THÓI QUEN
Điều này có vẻ khó nhưng sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn đã quen với nó. Hãy kiên nhẫn với bản thân mình và với những người xung quanh. Thói quen rất khó để từ bỏ nhưng bạn có thể làm được.
- Hãy cởi mở với mọi người về tình trạng thính lực của bạn
- Nhờ mọi người dùng từ thay thế thay vì lặp lại câu nói đó
- Hãy bắt chước cách bạn muốn người khác nói với bạn. Nói rõ ràng mạch lạc với những khoảng dừng vừa đủ và luôn luôn trực diện với họ khi bạn nói chuyện.
HÃY NHẬN MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ VÀ THỰC HIỆN LỜI ĐỀ NGHỊ ĐÓ
Chúng ta có xu hướng ngưng trệ và ở trong vùng an toàn của chính mình. Khi bạn nói “vâng, tôi sẽ làm điều đó”. Hãy đi ra khỏi vùng an toàn của mình và làm một điều gì đó. Nếu việc đó không đi theo hướng bạn muốn, hãy nghĩ về điều đó. Lần tới, bạn sẽ làm gì để nó tốt hơn, những thất bại gì sẽ đến trước khi bạn thành công?
- Hãy ra ngoài đi ăn một mình và “tập nghe” một mình
- Hãy đến một buổi tiệc mà bạn luôn từ chối, và nói cho mọi người biết nhu cầu nghe của bạn.
HÃY LÀ CHÍNH BẠN VÀ KHÔNG CỐ GẮNG ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT AI KHÁC
Mặc dù bạn gặp khó khăn với việc nghe, nhưng hãy dừng cố gắng tỏ ra là mình đã nghe. Bạn không nên cảm thấy xấu hổ với việc không nghe rõ của mình. Đó là điều bạn cần phải làm khác đi.
- Hãy chân thật
- Yêu cầu sự giúp đỡ của người khác
- Dùng bất kỳ phương pháp nào để giao tiếp mà không nên cảm thấy ngại hay kỳ lạ với nó.
TÌNH NGUYỆN
Đôi khi, việc giúp đỡ người khác sẽ mang lại cho bạn cảm giác tốt hơn.
- Làm tình nguyện viên cho các tổ chức khiếm thính.
- Hãy giới thiệu các dịch vụ đặc biệt của bạn cho một tổ chức nào đó và chia sẻ với họ kiến thức về khiếm thính mà bạn biết.
CÁC LỜI KHUYÊN KHÁC ĐỂ XÂY DỰNG SỰ TỰ TIN CÁ NHÂN CHO NGƯỜI KHIẾM THÍNH
- Tránh xa những người tiêu cực, vì họ có thể sẽ làm bạn mất tinh thần. Hãy tìm những người tích cực để trò chuyện, tìm một nhóm bạn khiếm thính để bạn trở nên tích cực giao tiếp hơn.
- Hãy tạo cho mình một vẻ ngoài hoàn hảo, vì khi trông bạn nhìn gọn gàng, tâm trạng của bạn cũng sẽ tốt hơn.
- Đứng thẳng, tránh rụt vai hay cong lưng.
- Hãy tập thể dục mỗi ngày. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ cho bạn một tinh thần khỏe mạnh.
- Hãy ngừng so sánh bản thân mình với người khác, hãy để người khác so sánh bản thân họ với bạn và nhận ra những điểm thiếu sót của họ.
Khi bạn chủ động với chính mình bạn sẽ trở nên tự tin hơn. Khi đã tự tin trong chính môi trường của bạn, bạn sẽ có thể tiến lên tự tin hơn trong môi trường cộng đồng. Và sau đó, biết đâu bạn sẽ tự tin để ứng cử mình trong các môi trường hành pháp nữa thì sao?
Hãy lịch sự với các yêu cầu về giao tiếp và đừng từ bỏ. Bạn có thể thành công không? Trừ khi bạn không thử, thành công sẽ đến nếu bạn cho bạn, cho chính bản thân mình một cơ hội để thử.
Nguồn: https://www.saywhatclub.org/build-self-confidence-hearing-loss/
Link Facebook: https://www.facebook.com/maytrothinheasyhear/posts/152862539727855?__tn__=K-R
Link Website: https://easyhear.vn/blog/lam-cach-nao-de-nguoi-khiem-thinh-tu-tin-hon-trong-cuoc-song/