BÀI 4: TIÊU CHUẨN WHO-ITU MỚI NHẮM ĐẾN MỤC TIÊU NGĂN NGỪA MẤT KHIẾM THÍNH Ở 1,1 TỶ THANH NIÊN

 

 

Gần 50% dân số độ tuổi 12-35 – chiếm khoảng 1,1 tỷ thanh niên – đang chịu rủi ro mất thính lực vì nghe âm thanh quá to và kéo dài, bao gồm nghe nhạc thông qua các thiết bị âm thanh cá nhân. Nhân Ngày Thính Lực Thế Giới (Ngày 3/3) sắp tới, Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) và Hiệp hội Viễn Thông Quốc Tế (ITU) đã ban hành tiêu chuẩn Quốc tế mới về việc sản xuất và sử dụng các thiết bị này, bao gồm điện thoại thông minh, máy nghe nhạc, nhằm đảm bảo các thiết bị là an toàn cho việc nghe.

 

“Nếu như chúng ta có được bí quyết công nghệ giúp ngăn ngừa mất thính lực, sẽ không có quá nhiều thanh niên tiếp tục bị tổn hại thính lực của mình khi thưởng thức âm nhạc.” Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám Đốc WHO cho biết. “Giới trẻ phải hiểu rằng một khi đã mất thính lực, nó sẽ không bao giờ hồi phục lại như trước. Tiêu chuẩn WHO-ITU mới này sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng trẻ tuổi tốt hơn khi họ muốn làm điều gì đó mà họ cảm thấy yêu thích”.

 

Trên 5% dân số thế giới – tức khoảng 466 triệu người – bị mất khả năng thính lực (432 triệu người lớn và 34 triệu trẻ em); đang bị tác động đến chất lượng sống của họ. Đa số những người này sinh sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Ước tính khoảng năm 2050 sẽ có trên 900 triệu người – hay cứ 10 người là có 1 người – bị mất thính lực. Mất thính lực mà không được chú trọng gây thiệt hại cho chi phí toàn cầu hàng năm lên đến 750 tỷ USD. Nói chung, người ta khuyến cáo rằng một nửa tất cả các trường hợp mất thính lực đều có thể được ngăn ngừa thông qua các chương trình y tế cộng đồng.

 

Các đặc trưng của các thiết bị nghe an toàn

 

Các thiết bị và hệ thống nghe an toàn: tiêu chuẩn của WHO-ITU khuyến cáo rằng các thiết bị nghe của cá nhân phải bao gồm:

 

  • Chức năng “kiểm soát âm thanh”: là một phần mềm có theo dõi sát sao mức độ và thời gian người nghe phơi nhiễm với âm thanh tính bằng phần trăm đã sử dụng đối với mức phơi nhiễm tham chiếu.

 

  • Hồ sơ đặc trưng thói quen nghe của cá nhân:  hồ sơ thói quen nghe của cá nhân, được dựa trên việc nghe trong thực tế của người sử dụng. Hồ sơ này thông báo cho người sử dụng cách họ nghe có an toàn (hay không an toàn) hay không và đưa ra các gợi ý điều chỉnh dựa trên thông tin đã ghi nhận.

 

  • Tùy chọn giới hạn âm lượng:  các tùy chọn để hạn chế âm lượng bao gồm chế độ giảm âm lượng tự động và kiểm soát âm lượng của phụ huynh.

 

  • Thông tin chung:  thông tin và các hướng dẫn cho người sử dụng về các thực hành nghe an toàn, cả với các thiết bị âm thanh cá nhân và các hoạt động giải trí khác.

 

Tiêu chuẩn này được phát triển theo sáng kiến “Hãy Lắng Nghe An Toàn” của WHO nhằm tìm kiếm cách cải thiện việc nghe trong thực tế, đặc biệt ở những người trẻ, khi họ chơi nhạc ở các tụ điểm giải trí ồn ào và cả khi họ lắng nghe nhạc qua các thiết bị âm thanh cá nhân của mình. Tiêu chuẩn WHO-ITU đối với thiết bị nghe an toàn được xây dựng bởi các chuyên gia của WHO và ITU qua hai năm thu thập chứng cứ và sự tư vấn từ nhiều đối tác, bao gồm các chuyên gia của chính phủ, ngành công nghiệp, người tiêu dùng và tổ chức xã hội dân sự.

 

WHO khuyến nghị rằng các chính phủ và các nhà sản xuất tuân thủ tiêu chuẩn WHO-ITU tự nguyện. Xã hội dân sự, đặc biệt là các hiệp hội chuyên môn và các tổ chức khác có quan tâm đến việc chăm sóc thính lực, cũng đóng vai trò lớn trong việc phổ biến tiêu chuẩn này và nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc nghe an toàn sao cho người tiêu dùng biết yêu cầu các sản phẩm bảo vệ được thính lực của họ. Bộ công cụ WHO-ITU về việc thực thi tiêu chuẩn toàn cầu đối với các thiết bị nghe an toàn sẽ cung cấp hướng dẫn sử dụng.

 

Nguồn liên quan

Safe listening devices and systems: a WHO-ITU standard

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/280085/9789241515276-eng.pdf

 

WHO-ITU toolkit for implementation of the global standard for safe listening devices

https://apps.who.int/iris/bitstream/handle/10665/280086/9789241515283-eng.pdf

 

Etienne Krug, MD, MPH

Director

Management of Noncommunicable Diseases, Disability, Violence and Injury Prevention

World Health Organization

20 Avenue Appia

1211 Geneva 27

Switzerland

 

Tel: + 41 22 791 3535/2881

Fax: + 41 22 791 4489

E-mail: kruge@who.int

 

 

Tin hoạt động CED liên quan

HỌC MỸ THUẬT: SÁNG TẠO CÂY THÔNG NOEL
HỌC MỸ THUẬT: VẼ TỰ DO
HỌC MỸ THUẬT: VẼ TRANH TRỪU TƯỢNG

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip