BÀI 1: TẠI SAO CẦN CÓ NGÀY THÍNH LỰC THẾ GIỚI

 

 

Khoảng 466 triệu người sống với mất thính lực. Phần lớn người bị mất thính lực sống ở các quốc gia có thu nhập trung bình – thấp và gặp hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ và chương trình can thiệp cần thiết. Mất thính lực không điều trị là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và dẫn đến chi phí điều trị hàng năm lên đến 750 triệu đô la Mỹ trên Toàn cầu.

 

Dự kiến tỷ lệ mất mất thính lực sẽ tăng đang kể trong những thập niên tới do: Sự thay đổi dân số; Sự tăng các yếu tố rủi ro như tiếng ồn liên quan tới vui chơi giải trí; Bệnh liên quan tới tai không được điều trị như viêm tai giữa.

 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến mất thính lực có thể phòng ngừa được. Ở trẻ em, 60% mất thính lực có thể ngăn ngừa thông qua các chương trình y tế cộng đồng. Những người bị mất thính lực có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc can thiệp phù hợp và kịp thời. Việc thực hiện hiệu quả các chiến lược phòng ngừa để ngăn ngừa mất thính lực và việc phục hồi chức năng những khiếm khuyết được cho là không thể phục hồi đòi hỏi phải áp dụng một biện pháp y tế tại cộng đồng bao gồm tích hợp các dịch vụ chăm sóc tai và thính lực toàn diện, chất lượng cao trong hệ thống y tế quốc dân.

 

Nghị quyết WHA 70.13 đã được thông qua tại hội nghị Y tế Thế giới 2017 “Chăm sóc thính lực và giảm thính lực" được nhấn mạnh như là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nhằm ngăn chặn mất thính lực”. Nghị quyết này kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quốc gia thành viên cam kết vận động ngày 03/3 là Ngày Thính lực Thế giới.

 

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới.

 

 

Tin hoạt động CED liên quan

HỌC MỸ THUẬT: VẼ ĐỘNG VẬT, HÀNH ĐỘNG VÀ NƠI Ở
LỄ HỘI GIÁNG SINH 2024
HỌC MỸ THUẬT: KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT VẼ NÉT LIỀN
HỌC MỸ THUẬT: SÁNG TẠO CÂY THÔNG NOEL
HỌC MỸ THUẬT: VẼ TỰ DO

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip