HIỆU ỨNG McGURK VÀ KHẨU TRANG TRONG SUỐT
Từ hiệu ứng McGurk – “Trăm nghe không bằng một thấy”….
Harry McGurk (23/2/1936 – 17/4/1998) là nhà tâm lý học nhận thức người Anh. Năm 1976, ông cùng trợ lý nghiên cứu John MacDonald viết bài báo có tiêu đề “Thính giác Đôi môi” đăng trên Nature mô tả lại hiệu ứng tâm lý được gọi là “hiệu ứng McGurk” (McGurk Effect): Cho ba người cùng ở trong một phòng:
Người thứ nhất (1): người quan sát,
Người thứ hai (2): người tạo hiệu ứng hình ảnh và đứng đối diện người (1), và
Người thứ ba (3): người tạo hiệu ứng âm thanh đứng phía sau người (2).
Khi người (2) nói “Cái bình”, người (3) nói “Cơ sở” thì người 1 chỉ nghe được từ “Cái bình”.
Dựa vào Hiệu ứng McGurk (McGurk Effect), hiện tượng trên được giải thích như sau:
Tất cả mọi con người từ khi sinh ra và lớn lên đều phải nghe hàng chục lời nói và khẩu hình miệng đi đôi với lời nói đó. Kết quả là trong não bộ của chúng ta sẽ chứa một bản đồ toàn diện về lời nói và khẩu hình. Nhưng sẽ có lúc cử động miệng mà chúng ta nhìn thấy có thể lấn át những gì chúng ra đã nghe thấy, những gì con người nhìn được sẽ ghi đè lên những gì nghe được.
……Đến khẩu trang trong suốt:
Khi nói đến việc đeo khẩu trang trong đại dịch COVID-19, hiệu ứng McGurk là một khái niệm có thể hữu ích trong việc hiểu tại sao việc không nhìn thấy môi của ai đó có thể khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn. Khẩu trang thường che một phần lớn khuôn mặt khiến mọi người khó nhận diện môi hoặc xử lý các tín hiệu phi ngôn ngữ. Điều này đặc biệt khó khăn đối với người khiếm thính, những người thường dựa vào cách đọc môi (lip-reading) để hiểu những gì mọi người đang nói. Nếu môi của người đang nói bị che bởi khẩu trang, người khiếm thính có thể gặp khó khăn để hiểu những gì đang được nói với họ.
Nguồn tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/nhung-gi-nhin-duoc-se-xoa-nhung...
Thông tin tại:
#CED #Khautrangtrongsuot #hotrogiaotiep #Nguoikhiemthinh
---
Thông tin liên hệ:
Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm thính (CED)
Địa chỉ: 96/14A Duy Tân, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TPHCM
Email: info@ced.org.vn
SĐT: 028 6683 7494 hoặc SĐT/Zalo: 093 708 2583 (gặp Ms.Mi) hoặc
SĐT: 0937753901 (Gặp Mrs.Ngọc, zalo/nhắn tin)
===