[THÔNG BÁO TUYỂN SINH] CHƯƠNG TRÌNH HỌC NGÔN NGỮ KÝ HIỆU Y TẾ

Nhằm mục đích hỗ trợ các bệnh viện từng bước hoàn thành Tiêu chí A2.5 về việc người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ với các khoa, phòng và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam phiên bản 2.0 và thấu hiểu được sự khó khăn của người khiếm thính (điếc, nghe kém, mất thính lực muộn) đến thăm khám tại các bệnh viện, Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Khiếm thính (CED) sẽ tổ chức khóa đào tạo “Ngôn Ngữ Ký Hiệu Y tế” như sau:

1. Mục tiêu: Sau khi kết thúc khóa đào tạo các học viên sẽ có:

- Kiến thức: 10 chủ đề về ngôn ngữ ký hiệu trong Y tế.

- Kỹ năng: kỹ năng làm ký hiệu về ngôn ngữ ký hiệu trong Y tế.

- Thái độ: có nhận thức đúng về cách giao tiếp với người khiếm thính qua ngôn ngữ ký hiệu.

2. Đối tượng tham dự: Phụ huynh, giáo viên, học sinh khiếm thính, người khiếm thính, nhân viên Y tế, nhân viên xã hôi, v.v.

3. Số lượng: 30 học viên/khóa, 04 khóa (12 buổi/khóa)

4. Thời gian học dự kiến: Bắt đầu vào các tháng 10, 11/2023 và tháng 01, tháng 03/2024.

Các khung giờ lựa chọn như sau:

- Khóa 1: Từ 18g30 – 20g30, thứ 2, thứ 4 và thứ 6. Học trong 04 tuần.

- Khóa 2: Từ 18g30 – 20g30, thứ 3 và thứ 5. Học trong 06 tuần.

- Khóa 3: Từ 8g00 – 11g00, thứ 7. Học trong 08 tuần.

- Khóa 4: Từ 8g00 – 11g00, Chủ nhật. Học trong 08 tuần.

5. Địa điểm: 03 khóa học trực tuyến trên Zoom và 01 khóa học tại trường Lý Nhơn, Quận 04, TPHCM (dự kiến)

6. Học phí và Chứng nhận: MIỄN PHÍ. Sau khi hoàn thành khóa học, học viên được Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Khiếm thính (CED) cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa học. Lưu ý: CED chỉ cấp chứng nhận cho học viên không vắng quá 02 buổi học.

7. Yêu cầu: Học viên đã có học ngôn ngữ ký hiệu cơ bản và cam kết tham gia học đầy đủ ít nhất 10 buổi học.

8. Đăng ký: Xin vui lòng đăng ký tham dự khóa học trước ngày 16/10/2023 tại link sau:

 https://forms.gle/pLhXVLcumJH51qxV6

---

Thông tin thêm về chương trình “Đào tạo Ngôn ngữ ký hiệu Y tế”:  

Chương trình thuộc Dự án “Để Người khiếm thính được lắng nghe” của Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người khiếm thính (CED) được tài trợ bởi Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (Quỹ JIFF). Quỹ JIFF, do Oxfam tại Việt Nam quản lý, là một trong hai hợp phần của dự án “Tăng cường Pháp luật và Tư pháp tại Việt Nam” (EU JULE JIFF) do Liên minh Châu Âu tài trợ và Bộ Tư pháp là cơ quan chủ quản.

Oxfam là một liên minh quốc tế, một phong trào toàn cầu vì một thế giới bình đẳng, không còn nghèo đói và bất công. Oxfam Quốc tế gồm 21 tổ chức Oxfam thành viên làm việc tại 87 quốc gia. Tầm nhìn của Oxfam hướng tới một thế giới công bằng và bền vững. Một thế giới nơi con người và Trái đất là trung tâm của nền kinh tế. Nơi phụ nữ và trẻ em gái không phải đối mặt với bạo lực và phân biệt đối xử. Nơi khủng hoảng khí hậu được kiểm soát. Và nơi hệ thống quản trị có sự tham gia của người dân và các lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm.

Oxfam tại Việt Nam tin rằng nghèo đói, bất công và bất bình đẳng sẽ giảm khi có sự tương tác giữa công dân tích cực, chính quyền và khu vực tư nhân có trách nhiệm. Đây cũng là nền tảng cho sự phát triển của Việt Nam. Oxfam tại Việt Nam hướng tới vận động dịch chuyển từ mô hình phát triển dựa vào tăng trưởng sang mô hình phát triển Nền Kinh tế Nhân văn, đặt con người và Trái đất lên trên lợi nhuận.

Trân trọng.

Ban Quản lý Dự án CED.

Dự án đang làm liên quan

HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG: TỰ PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG VIỆC
SỐ PHẬN DO CON NGƯỜI TẠO RA
KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip