Kỹ năng giao tiếp với người khiếm thính

Người khiếm thính bao gồm người điếc, người nghe kém và người bị mất thính lực muộn. Sự phân chia dạng tật của người khiếm thính dựa vào cách họ giao tiếp. Người điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu – nói bằng tay. Người nghe kém nghe với máy trợ thính, ốc tai điện cực hay nghe bằng nhìn hình miệng và nói bằng lời. Người mất thính lực muộn nói thông thạo nhưng nghe khó khăn. Cả ba tật trên cần thêm những cách giao tiếp khác như chữ viết, cử chỉ điệu bộ, hình ảnh, … 

    Với cách giao tiếp đa dạng, người khiếm thính và cộng đồng phải có gắn kết, thấu hiểu – người khiếm thính thấu hiểu bản thân, cộng đồng thấu hiểu người khiếm thính – thì việc hòa nhập xã hội của người khiếm thính mới thật sự và trọn vẹn. 

---

Tài liệu này là một hoạt động trong Dự án "Để Người Khiếm Thính Được Lắng Nghe", được biên soạn và ban hành với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh Châu Âu (EU) thông qua Quỹ Thúc đẩy Sáng kiến Tư pháp (Quỹ JIFF) và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam quản lý. Các thông tin, ý kiến phân tích, khuyến nghị trong tài liệu này do Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Người Khiếm Thính (CED) chịu trách nhiệm, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Liên minh Châu Âu và Tổ chức Oxfam tại Việt Nam.  

Dự án đang làm liên quan

SỐ PHẬN DO CON NGƯỜI TẠO RA
KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH
Con là niềm tự hào của thầy cô

Bài đọc nhiều nhất

Thông báo

Video Clip