KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH
KHIẾM THÍNH CHỈ LÀ BẤT TIỆN, KHÔNG PHẢI BẤT HẠNH
Luật Người khuyết tật số 51/2010/QH12 quy định: Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Khuyết tật nghe nói bao gồm người điếc – giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, người nghe kém – giao tiếp bằng lời nói, người mất thính lực muộn – giao tiếp chủ yếu bằng viết.
Thế nào là bất tiện? Thế nào là bất hạnh?
Theo từ điển tiếng Việt: Bất tiện: chỉ sự không thuận tiện, mất công. Bất hạnh: chỉ sự không may, rủi ro, làm cho đau khổ. Từ định nghĩa trên, chúng ta nhận ra bất tiện chỉ những trở ngại, điều không thuận lợi, còn bất hạnh mang tính cảm xúc, nhận thức và suy diễn, bỏ thêm vào sự suy diễn. Bất tiện mang nghĩa thể chất, bất hạnh mang nghĩa tinh thần, vậy nên một con người không bất hạnh thì sự bất tiện sẽ giúp họ mạnh mẽ hơn nhiều.
---
Trích từ Cẩm nang "Để Người khiếm thính được lắng nghe": https://drive.google.com/.../1BC30NRmR9tbIb5sanLQ.../view...